Cũng giống như tính cách của con người Nhật Bản, nền văn hóa giao tiếp tại xứ sở mặt trời mọc vô cùng đa dạng và nhiều điều thú vị, mỗi vùng miền đặc trưng bởi một nền văn hóa. Nếu như muốn hòa mình vào đất nước Nhật Bản và nhanh chóng thích nghi được với môi trường, con người nơi đây, tìm kiếm thêm cơ hội phát triển cho tương lai thì tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản là điều cần thiết.
Tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản
Người Nhật có một quy tắc bất di bất dịch chính là “người dưới” phải chào hỏi “người trên” (giống như câu tục ngữ Kính trên nhường dưới ở Việt Nam). Theo đó, người lớn tuổi được coi là người trên, nam là người trên đối với nữ, thầy giáo là người trên đối với học sinh (chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh, tuổi tác).
Văn hóa Nhật Bản coi trọng việc cúi chào, đây là hành động thể hiện sự tôn trọng, nghi thức cúi chào của người Nhật được gọi là Ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Trong thực tế có ba kiểu Ojigi sau:
Văn hóa cúi chào của người Nhật
Một điều mà bất kỳ ai có ý định xuất khẩu lao động Nhật Bản ngoài việc học ngôn ngữ giao tiếp thì cần phải lưu ý để không bị coi là mất lịch sự, khiếm nhã chính là khi nói chuyện không được nhìn thẳng vào người đối diện. Văn hóa giao tiếp bằng mắt rất quan trọng đối với người Nhật và họ thường tránh nhìn trực diện vào người đối diện với mình, thường là khi nói chuyện thường nhìn sang các vật xung anh hoặc nhìn sang bên, cúi đầu.
Việc tặng quà cho người khác tại Nhật Bản không giống như tại các nước phương tây hay tại Việt Nam. Đối với người Nhật thì việc tặng quà giống như một nghệ thuật, nếu như không tuân thủ các nguyên tắc thì sẽ dễ bị coi là khiếm nhã. Để việc tặng quà thể hiện được sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ thì hãy chú ý đến nghi thức, cách trang trí và số đếm, món quà đó là gì.
Văn hóa tặng quà
Văn hóa xin lỗi và cảm ơn rất được coi trọng tại Nhật Bản, nếu như muốn thật lòng xin lỗi và nhận được sự thứ lỗi của người Nhật Bản thì người xin lỗi phải tỏ thái độ chân thành, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật…Điều này lý giải cho việc vì sao chúng ta thường thấy người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật.